Hexylene glycol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Hexylene Glycol là gì?
Hexylene glycol, còn được gọi là 2-Methyl-2,4-pentanediol, là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Glycol. Glycol là một loại rượu mà trong phân tử có hai nhóm Hydroxyl hay còn được gọi là Diol.
Hexylene glycol có trọng lượng phân tử nhỏ, là một chất lỏng hút ẩm trong suốt, có mùi thơm nhẹ, tốc độ bay hơi thấp và có thể trộn lẫn với nước.
Chất này là một thành phần được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm với chức năng như một chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa và chất giảm độ nhớt nhằm cải thiện kết cấu của công thức sản phẩm. Với vai trò là một chất hoạt động bề mặt, Hexylene glycol giúp làm sạch và dưỡng ẩm cho da cũng như tạo hàng rào bảo vệ da, đồng thời làm mỏng công thức để cải thiện khả năng hấp thụ và cho phép các thành phần khác hoạt động tốt hơn. Đây cũng là một chất làm giảm độ nhớt giúp làm loãng các chế phẩm nặng và tạo ra một sản phẩm mỏng hơn, dễ dàn trải hơn.

Điều chế sản xuất
Hexylene glycol cũng có thể được sản xuất tổng hợp bằng cách ngưng tụ 2 phân tử Acetone để tạo ra rượu Diacetone và được hydro hóa thêm để tạo ra Hexylene glycol và sau cùng được tinh chế bằng chưng cất.
Cơ chế hoạt động
Khi Hexylene glycol liên kết với những vị trí khác nhau này, nước sẽ được loại bỏ và các tinh thể protein được ủ. Sự kết hợp của Hexylene glycol vào dung dịch cải thiện độ phân giải của nhiễu xạ tia X, làm cho cấu trúc protein dễ dàng được xác định. Ngoài ra, Hexylene glycol không phải là chất biến tính mạnh và do đó không làm thay đổi đáng kể cấu trúc của protein trong quá trình tinh thể học.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Centella Asiatica là gì?
Centella Asiatica là thành phần được chiết xuất từ cây rau má - loại thảo mộc được tìm thấy rộng rãi khắp nhiều vùng ở châu Á. Chiết xuất rau má Centella Asiatica từ lâu đã được ứng dụng vào trong y học tự nhiên, đặc biệt là tại Trung Quốc bởi nó có đặc tính chữa lành vết thương cho làn da.
Các nhà khoa học tìm thấy trong loại rau má nhỏ bé, bình dị này lại có chứa hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào, không những tốt cho sức khỏe mà còn cho sắc đẹp. Cụ thể, trong 100g rau má có chứa chất xơ cellulose, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3 vitamin C, beta carotene, steroid, saponin, flavonoid, kẽm…
Centella Asiatica có khả năng giúp chữa lành và làm dịu da, kháng khuẩn, kháng viêm. Bên cạnh đó, chiết xuất của cây rau má còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về da như chàm, vẩy nến và sẹo; đồng thời chất này còn dưỡng ẩm rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho các loại da khô.

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, làn da chúng ta rất dễ bị mất cân bằng bởi các nguyên nhân như thiếu ngủ hay tác nhân từ môi trường. Centella Asiatica với khả năng có thể củng cố hàng rào bảo vệ da và cải thiện vẻ ngoài tổng thể, sẽ giúp chúng ta lấy lại vẻ rạng rỡ từ một làn da mềm mại, mịn màng sau thời gian sử dụng.
Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Centella Asiatica luôn hiện diện phổ biến trong các thương hiệu chăm sóc da. Thành phần này rất được nhà sản xuất lẫn người dùng ưa chuộng, rất nhiều các sản phẩm khác nhau trên thị trường có chứa Centella Asiatica, từ kem chăm sóc da, dưỡng ẩm và thậm chí cả mỹ phẩm trang điểm.
Điều chế sản xuất Centella Asiatica
Quy trình điều chế Centella Asiatica như sau: Đầu tiên, rửa sạch rau má, thái nhỏ, mang đi phơi rồi sấy khô. Tiếp đó, người ta sẽ nghiền rau má thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng. Centella Asiatica sẽ được chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng, với dung môi là nước, ở nhiệt độ 1000 độ C.
-
Phân lập hoạt chất bằng sắc ký cột silicagel pha thường (0,040-0,063mm, Merck), cột sắc ký lọc qua gel Sephadex LH 20.
-
Theo dõi các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng pha thường pha thường (DC - Alufolien 60G F254 - Merck, ký hiệu 105715).
-
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254nm và 366nm và dùng thuốc thử là dung dịch H2 SO4 10%/ ethanol.
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance AM500 FT-NMR tại Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất chuẩn nội là tetramethyl silan.
Quy trình chiết xuất bột rau má (2kg) được chiết nóng, với dung môi là nước (8 lít/ lần), ở nhiệt độ 1000 độ C, trong 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dịch chiết thu được sau 3 lần gộp chung, lọc qua bông, sau đó cô dưới áp suất giảm đến dịch chiết đậm đặc.

Cơ chế hoạt động của Centella Asiatica
Chiết xuất rau má Centella Asiatica đã được giới y học nghiên cứu vào những năm 1940. Qua đó đã cho thấy rằng, thành phần này tác động tích cực đến quá trình tái tạo và phục hồi tế bào da. Đồng thời, chiết xuất Centella Asiatica còn kích thích sản sinh collagen, các tổn thương trên da cũng nhanh chóng được làm lành.
Mặt khác, Centella Asiatica còn thúc đẩy lưu thông máu, điều trị mụn, làm mờ thâm nám. Chính vì những lợi ích này mà chiết xuất rau má ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các sản phẩm làm đẹp da.
Acrylic Acid Copolymer là gì?

Acrylic Acid Copolymer còn có tên gọi khác là Ethylene, Glycerin Acrylate. Đây là một loại Polymer và là nguyên liệu chính để tạo thành Hydrogel (tên thương mại là Lubrajel) có tác dụng dưỡng ẩm tương tự như hoạt chất Glycerin. Ngoài khả năng hút ẩm và giữ nước cho da, đây cũng là một thành phần có khả năng tạo độ mềm mịn trên bề mặt da tương tự như tác dụng của tất cả các thành phần Polymer khác.
Thành phần này có xuất xứ từ Ấn Độ, tồn tại ở dạng bột mịn màu trắng, không phân hủy ở nhiệt độ cao.
Điều chế sản xuất
Acrylic Acid Copolymer là phân tử lớn được lập lại từ các tiểu phân tử nhỏ là Polyacrylic Acid và Glycerin.
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
B-White là gì?
B-White là hợp chất bao gồm nhiều chất hóa học bao gồm: Purifiled water, niacinamide, glycerin, boron nitride, cetearyl alcohol, ceteareth-2, ceteareth 25, glycyrthlza glabra extract, butyrospermum parkii argania spinosa kenerol, persea gratissima oil, glycolic acid, polysorbate 80, allantoin, alpha arbutin...
B-White là một nguyên liệu mỹ phẩm giúp trắng da có khả năng ức chế quá trình tăng sinh hắc sắc tố melanin của tế bào. Từ đó những sản phẩm chứa B-White giúp cải thiện các vùng da bị đen sạm, sẫm màu, làn da kém sắc.
Trong hoạt chất trắng da B-White có chứa hai hoạt chất liên quan sự hình thành sắc tố là arbutin và albatin. Hai chất trên giúp ngăn chặn đồng thời điều chỉnh các hắc sắc tố ở tầng biểu bì của da nên làm sáng, đều màu các vùng da bị đen sạm, tối màu, và dưỡng trắng da.
Nguyên liệu mỹ phẩm, hoạt chất trắng da B-White có khả năng ức chế trung tâm hoạt động MITF - nơi điều khiển ezyme Tyrosinase sản sinh ra sắc tố tối màu melanin để từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám, tàn nhang và sạm da, da tối màu,…
Điều chế sản xuất B-White thế nào?
Nguyên liệu mỹ phẩm trắng B-White này có thể làm được điều nhờ vào công nghệ siêu thẩm thấu Ecogel. Ecogel là công nghệ đã đạt được chứng chỉ Ecocert với ưu điểm nổi bật là làm tăng khả năng thâm nhập và dẫn truyền các hoạt chất này vào sâu trong các tế bào da nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của sản phẩm một cách ưu việt, nhanh chóng và rõ rệt.
Cơ chế hoạt động B-White ra sao?
Ta biết rằng sự thâm, sậm, tăng sức tố da liên quan đến một chất có tên gọi melanin hiện diện trên da. Quá trình hình thành chất này được miêu tả cụ thể như sau. Ban đầu enzyme Tyrosinase chuyển Tyrosin thành Melanin. Sự tổng hợp Melanin tạo ra sắc tố da. Và các hạt sắc tố được vận chuyển đến các tế bào sừng dọc theo các tua. Bên trong các tế bào sừng, Melanin lắng đọng thành các chắn bao quanh nhân của tế bào. Tại đây, Melanin được xem như là một chắn hấp thụ và phản chiếu tia UV. Do đó, DNA trong các tế bào da được bảo vệ dưới sự chống tia UV hiệu quả nhất. Từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám da, đen sạm da, da tối màu,…
Ức chế trung tâm hoạt động MITF: MITF được xem như yếu tố gốc rễ của nguyên nhân gây sạm da, đen da.
Ức chế Enzyme Tyrosinase dẫn đến việc giảm sự sinh ra của tế bào Melanosome hay còn gọi là tế bào biểu bì hắc tố.Kéo theo đó là sự giảm sản sinh ra sắc tố tối màu Melanin.

Cetyl Ethylhexanoate là gì?
Cetyl Ethylhexanoate là một este tổng hợp của rượu cetyl cùng với axit 2-ethylhexanoic. Loại este này tồn tại ở dạng chất lỏng không mùi, không màu và không tan trong nước; tuy nhiên nó có thể tự do trộn lẫn với rau, khoáng chất, các loại dầu cũng như chất béo tổng hợp. Trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, Cetyl ethylhexanoate thường được sử dụng làm dầu gốc.

Chúng ta có thể tìm thấy Cetyl ethylhexanoate trong các sản phẩm như tẩy trang, kem dưỡng ẩm da mặt, kem điều trị chống lão hóa, kem nền, son môi, chì kẻ mắt/môi, dầu dưỡng tóc, phấn mắt.
Có thành phần hóa học tương tự nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn Cetyl ethylhexanoate với cetearyl ethylhexanoate vì chúng có tính chất và độ an toàn hơi khác nhau.
Điều chế sản xuất Cetyl Ethylhexanoate
Là một este làm mềm không màu và không mùi, Cetyl Ethylhexanoate được tạo ra từ cồn cetyl và axit ethylhexanoic có tác dụng mang lại cho làn da một cảm giác mềm mịn, mượt mà.

Cơ chế hoạt động của Cetyl Ethylhexanoate
Trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, Cetyl Ethylhexanoate hoạt động như một chất làm mềm da và tóc cũng như tăng cường kết cấu cho sản phẩm.
Cinnamaldehyde là gì?
Cinnamaldehyde còn được gọi là Aldehyde cinnamic; 3-phenyl-2-propan; Anđehit cinnamyl; Phenylalacrolein; quế chi và trans-cinnamaldehyde. Đây là thành phần có trong vỏ của cây quế (Cinnamomum zeylanicum), xuất xứ từ Sri Lanka và Ấn Độ và được trồng ở Brazil, Jamaica và Mauritius. Cinnamaldehyde cũng được tìm thấy trong các thành viên khác của loài Cinnamomum bao gồm cả cây cassia và long não.

Có công thức hóa học là C6H5CH = CHCHO, Cinnamaldehyde là một hợp chất hữu cơ xuất hiện tự nhiên chủ yếu là đồng phân trans (E), mang lại hương vị và mùi cho quế.
Đây là một Phenylpropanoid được tổng hợp tự nhiên bằng con đường sinh tổng hợp Shikimat, tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt. Tinh dầu của vỏ quế chứa khoảng 90% là Cinnamaldehyde.
Công thức phân tử của Cinnamaldehyde được xác định vào năm 1834 bởi các nhà hóa học người Pháp Jean Baptiste André Dumas (1800–1884) và Eugène Melchior Péligot (1811–1890) và mặc dù công thức cấu trúc của nó chỉ được giải mã vào năm 1866 bởi nhà hóa học người Đức Emil Erlenmeyer (1825– Năm 1909).
Điều chế sản xuất
Có nhiều cách để điều chế Cinnamaldehyde. Thành phần này được điều chế thương mại bằng cách xử lý vỏ cây Cinnamomum zeylanicum với hơi nước. Anđehit hòa tan trong hơi nước, sau đó Cinnamaldehyde được chiết xuất khi hơi nước nguội đi và ngưng tụ lại để tạo thành nước lạnh, trong đó hợp chất ít hòa tan hơn nhiều.
Cinnamaldehyde cũng có thể được tổng hợp bằng cách cho phản ứng giữa Benzaldehyde (C6H5CHO) với Acetaldehyde (CH3CHO). Hai hợp chất ngưng tụ sau khi loại bỏ nước để tạo thành Cinnamaldhyde.
Năm 1834, Cinnamaldehyde được phân lập từ tinh dầu quế bởi Jean-Baptiste Dumas và Eugène-Melchior Péligot và được nhà hóa học người Ý Luigi Chiozza tổng hợp trong phòng thí nghiệm vào năm 1854.
Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Có hai cách để chiết xuất được tinh dầu quế từ vỏ quế: Đó là công nghệ chưng cất hơi nước và chiết xuất qua dung môi. Nhưng để đạt thành phần Cinnamaldehyde lên đến 90% thì phải sử dụng công nghệ chưng cất hơi nước, còn với công nghệ chiết xuất qua dung môi chỉ đạt được 62 % đến 73 % tỉ lệ Cinnamaldehyde.
Cơ chế hoạt động
Nhiều dẫn xuất của Cinnamaldehyde có ích về mặt thương mại. Rượu Dihydrocinnamyl, xuất hiện tự nhiên nhưng được sản xuất bằng cách hydro hóa gấp đôi Cinnamaldehyd, được sử dụng để tạo ra mùi thơm của lục bình và hoa cà. Rượu Cinnamyl cũng tương tự và có mùi của hoa cà, có thể được sản xuất bắt đầu từ Cinnamaldehyd. Dihydrocinnamaldehyd được tạo ra bởi quá trình hydro hóa chọn lọc của tiểu đơn vị kiềm.
Eucalyptol là gì?
Eucalyptol là một hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên. Eucalyptol là một chất lỏng, không màu khi ở nhiệt độ thường. Eucalyptol chiếm đến hơn 90% trong tinh dầu của những sản phẩm có tên gọi chung là tinh dầu bạch đàn. Vì thế nên nhiều người gọi Eucalyptol là tinh dầu bạch đàn.
Eucalyptol còn có những tên gọi khác như: limonen oxit, cajeputol, 1,8-cineol, 1,8-cineole, 1,8-oxido-p-menthan, eucalyptole, 1,8-epoxy-p-menthan, 1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2,2,2]octan, cineol, cineole.
Eucalyptol được phát hiện khá sớm vào những năm 1870 bởi F.S. Cloez được đặt tên là Eucalyptol. Là thành phần chủ đạo của tinh dầu bạch đàn, loại thuộc chi Eucalyptus.
Không chỉ ở bạch đàn, Eucalyptol còn được tìm thấy nhiều trong dầu trà gỗ, ngải cứu, nguyệt quế, long não và những loại thực vật lá có hương thơm...
Điều chế sản xuất
Điều chế eucalyptol bằng cách chưng cất phân đoạn (170-180°C) từ những loại tinh dầu có chứa hàm lượng cao eucalyptol, chẳng hạn như Eucalyptus globulus (khoảng 60%), và sau đó tách sản phẩm bằng cách đông tụ dịch chưng cất.
Chưng cất phân đoạn dầu bạch đàn, sau đó là đông lạnh. Dầu được nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Áo.
1,8-Cineole được chiết xuất độc quyền từ dầu bạch đàn với hàm lượng 1,8-cineole cao. Các quy trình khác nhau được sử dụng để tách nó khỏi các tecpen khác, ví dụ, xử lý bằng H2SO4 trong lạnh, chưng cất với sự có mặt của phenol, chẳng hạn như cresols hoặc resorcinol, tạo thành các hợp chất bổ sung lỏng hoặc bằng cách bổ sung beta-naphthol. 1,8-Cineole cũng có thể được làm giàu bằng cách chỉnh lưu. Hiệu suất được tăng lên bằng cách khí hóa với sự có mặt của chất xúc tác crom-niken.

Cineole 1,8 cấp kỹ thuật với độ tinh khiết 99,6 - 99,8% được sản xuất ở Tây Ban Nha với số lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn.../Eucalyptus globulus Labill (Họ: Myrtaceae).
Sản phẩm về cơ bản không có các sản phẩm khác có thể thu được bằng cách kết tinh các phân đoạn dầu khuynh diệp giàu cineole.
Cơ chế hoạt động
Trong tinh dầu bạch đàn hoặc tinh dầu tràm có thành phần eucalyptol là chủ yếu và cả hai thành phần này đều có tác dụng sát trùng đường hô hấp. Đồng thời có thể dùng để trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, chữa ho, nhức đầu, ngạt mũi, cảm cúm, kích thích tiêu hóa...
Caprylhydroxamic Acid là thành phần trung hòa ion khoáng, nhất là sắt. Được dùng trong vai trò chất bảo quản sản phẩm, Caprylhydroxamic Acid có cơ chế hoạt động như tác nhân phân hủy sinh học, chống nấm mốc.
Trong những sản phẩm mỹ phẩm không sử dụng chất bảo quản, Caprylhydroxamic Acid thường được dùng kết hợp với một loại glycol có khả năng chống vi khuẩn, chẳng hạn như propanediol, để phát huy vai trò bảo quản cho sản phẩm.

Như chúng ta đều biết, các sản phẩm mỹ phẩm có chứa nước, điển hình như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner,… đều có thể bị nhiễm khuẩn, nấm men và nấm mốc phát triển khiến sản phẩm nhanh bị hư hỏng, biến chất, gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Một khi vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ làm giảm thời hạn sử dụng. Các thành phần trong sản phẩm bị vi khuẩn phá vỡ khiến sản phẩm kém ổn định, giảm chất lượng. Quan trọng hơn, nhiễm khuẩn, nấm mốc trong sản phẩm có thể đưa đến số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và làn da.
Do đó, để chắc chắn vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người sử dụng, các sản phẩm mỹ phẩm cần chứa một số loại chất bảo quản. Caprylhydroxamic Acid có khả năng chống nấm nên được dùng làm chất bảo quản phổ biến để giải quyết các vấn đề nói trên. Không giống như nhiều chất bảo quản khác, Caprylhydroxamic Acid hoạt động hiệu quả ở độ pH trung bình. Chất này có ưu điểm nữa chính là khả năng tương thích với hầu hết các thành phần mỹ phẩm.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hoàng bá.
Tên khác: Hoàng nghiệt, Bá bì, Bá mộc, Xuyên hoàng bá.
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr., Phellodendron chinense Schneid, họ cam quýt (Rutaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Hoàng bá là một loài cây to cao, có thể cao tới 20 - 25m, đường kính thân có thể đạt đến 70cm. Vỏ thân dày, phân thành 2 tầng rõ rệt, tầng ngoài có màu xám còn tầng trong có màu vàng. Lá mọc đối, kép gồm 5 - 13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, bên trong chứa từ 2 - 5 hạt. Ra hoa mùa hạ.
Ngoài loại cây Hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây Xuyên hoàng bá, tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), loại cây này nhỏ và thấp hơn, có 7 - 15 lá chét, quả hình trứng còn quả của cây hoàng bá nói trên thì có hình cầu.

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Vị Hoàng bá thật hiện tại còn phải nhập vì chưa có Hoàng bá mọc tự nhiên ở nước ta. Tại Trung Quốc, hoàng bá có ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Tại nước Nga, Hoàng bá mọc ở Siberia. Mấy năm gần đây, chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thử nghiệm. Sơ bộ, thấy cây mọc khỏe, tốt nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn để khai thác.
Thu hái: Vỏ thân thường được thu hoạch vào mùa hạ.
Chế biến: Vỏ thân thu hái xong được cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp trong dày khoảng 1cm, đem cắt thành từng miếng dài khoảng 9cm rộng 6cm rồi phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi và vị rất đắng. Hoàng bá có thể dùng dạng phơi khô hoặc tán bột.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ thân.

2-Ethylhexyl salicylate là gì?
Ethylhexyl salicylate là một este benzoat và là một thành viên của phenol. Nó có nguồn gốc từ một axit salicylic. Còn được gọi là Ethylhexyl Salicylate. Octyl salicylate là một chất chống nắng hóa học hòa tan trong dầu, hấp thụ bức xạ UVB.
Tên khác: Axit benzoic, este 2-hydroxy-, 2-ethylhexyl; Axit salixylic, este 2-etylhexyl; Sunarome O; Sunarome WMO; USAF DO-11; WMO; Hệ điều hành Dermoblock; Escalol 587; Ethylhexyl salicylat; Hệ điều hành Neo Heliopan; Octyl salicylat; Uvinul O-18; 2-etylhexyl 2-hydroxybenzoat; Octisalate.
Công thức: C15H22O3
2 - Ethylhexyl salicylate có công thức hóa học là C15H22O3
Trọng lượng phân tử: 250.3334
Nó là một bộ lọc ánh nắng hữu cơ, hòa tan trong dầu, hấp thụ bức xạ UV-B. Nó là một este của axit salicylic và 2-ethylhexanol.
Nó là một chất lỏng không màu, đặc sánh như dầu thường tỏa ra hương hoa nhẹ nhàng. Salicylat là chất hấp thụ UV-B yếu. Chúng thường được sử dụng kết hợp với các bộ lọc UV khác như AakoSun OMC.
Ethylhexyl Salicylate đang được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm để cung cấp Hệ số bảo vệ chống nắng (SPF) thích hợp trong kem chống nắng hoặc bảo vệ mỹ phẩm chống lại bức xạ tia cực tím.
Điều chế sản xuất
Octyl salicylate, hoặc 2-ethylhexyl salicylate, là một hợp chất hữu cơ được sử dụng như một thành phần trong kem chống nắng và mỹ phẩm để hấp thụ tia UVB (cực tím) từ mặt trời. Nó là một este được tạo thành bởi sự ngưng tụ của một axit salixylic với 2-etylhexanol. Nó là một chất lỏng dầu không màu, có mùi hoa nhẹ.
Cơ chế hoạt động
Nó là một este được tạo thành bởi sự ngưng tụ của một axit salixylic với 2-etylhexanol. Thành phần salicylate hấp thụ tia cực tím và bảo vệ da khỏi tác hại của việc tiếp xúc với ánh nắng. Phần ethylhexanol đóng vai trò như một loại rượu béo, bổ sung thêm các đặc tính làm mềm và giống dầu (chống nước).
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Glycogen là gì?
Glycogen là một đại phân tử Polysaccharide đa nhánh của Glucose, làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật và nấm. Cấu trúc Polysaccharide đại diện cho dạng lưu trữ chính của Glucose trong cơ thể.

Glycogen được hình thành và tích trữ chủ yếu trong các tế bào của gan và cơ ở người. Trong khi nguồn dự trữ chính của cơ thể là chất béo nằm trong mô mỡ thì Glycogen là một nguồn phụ để dự trữ năng lượng lâu dài. Glycogen ở cơ chuyển hóa thành đường Glucose bởi các tế bào cơ. Glycogen ở gan chuyển hóa thành Glucose được sử dụng cho toàn bộ hệ thống cơ thể bao gồm hệ thần kinh trung ương. Lượng Glycogen dự trữ trong cơ thể phụ thuộc vào hoạt động thể chất của cơ thể, tốc độ trao đổi chất và thói quen ăn uống.
Mỗi tế bào trong cơ thể đều dự trữ Glycogen và sử dụng Glucose làm nguồn năng lượng, bao gồm cả làn da. Tuy nhiên, lượng Glycogen dự trữ trên da của bạn sẽ giảm dần khi bạn già đi. Theo thời gian, các tế bào sẽ có ít năng lượng hơn để duy trì làn da trẻ trung. Cụ thể, sự đổi mới tế bào và tốc độ thay da chậm lại có thể làm các thành phần tác động đến cấu trúc và sự dẻo dai, như Acid hyaluronic và Collagen, bắt đầu suy giảm.
Để khắc phục tình trạng này, làn da cần bổ sung Glycogen có nguồn gốc từ thực vật giống với Glycogen trong cơ thể. Khi thoa lên da, dạng Glycogen này sẽ cung cấp cho làn da thêm năng lượng một cách tự nhiên để tiếp tục hoạt động tốt.
Điều chế sản xuất
Quá trình tổng hợp Glycogen để tạo ra các hạt Glycogen mới và lưu trữ nó diễn ra như sau:
- Do Glycogen là từ Glucose tạo thành nên thức ăn giàu Carb là nguồn bổ sung Glucose tốt nhất.
- Sau khi tiêu hóa thức ăn chứa Carb, cơ thể bạn sẽ phân hủy nó thành Glucose.
- Cơ thể không thể lưu trữ Glycogen quá nhiều nên đã “đóng gói” các hạt Glycogen và đưa chúng vào gan và cơ bắp để lưu trữ.
- Khi cơ thể sử dụng hết năng lượng trong máu sẽ yêu cầu “xuất kho” lưu trữ trong gan và cơ bắp để sử dụng.
Trong lĩnh vực làm đẹp, Glycogen tự nhiên được tổng hợp bằng enzyme và được sản xuất từ tinh bột ngô, gọi là Bioglycogen. Bioglycogen được sử dụng như một thành phần trong mỹ phẩm.

Cơ chế hoạt động
Quá trình hoạt động của Glycogen xảy ra chủ yếu ở các tế bào gan. Trong cơ thể người và động vật, Glycogen là dạng dự trữ của mọi tế bào. Trong đó, gan rồi đến cơ có tỉ lệ Glycogen cao hơn cả. Ở mô gan, sự thoái hóa Glycogen để cung cấp Glucose cho chính nó và còn tạo ra một lượng lớn Glucose tự do theo máu ngoại biên để cung cấp cho các mô khác. Vì vậy, ở các thời điểm xa bữa ăn (lúc đói), sự thoái hóa Glycogen của gan có vai trò quan trọng trong sự điều hòa hàm lượng glucose trong máu.
Ở tổ chức cơ, khi tế bào hoạt động, do sự tiêu hao năng lượng nên cơ thể cần được cung cấp một lượng lớn Glucose để thoái hóa. Ngoài nguồn Glucose do máu mang đến, tế bào cơ phải thoái hóa rất mạnh Glycogen dự trữ để tạo Glucose-6-phosphat cho quá trình đốt cháy.
Sản phẩm liên quan











